Open top menu
Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hoàng Anh (Công ty Hoàng Anh), khai thác mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường, tại bản Ka Hâu 2, xã Na Ư, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; sạt trượt khoảng 40.000m3 đá từ đỉnh núi xuống chôn lấp 1 chiếc máy xúc của Công ty vào ngày 29 và ngày 30/11 vừa qua.

Tại khu vực mỏ đá tại bản Ka Hâu 2, (xã Na Ư, huyện Điện Biên) Công ty Hoàng Anh đã ngừng khai thác mở vỉa, cắt tầng, phân lớp. Tại điểm sạt trượt, mặt cắt của ngọn núi nhẵn, diện tích rộng và có lớp đất bám. Hiện vẫn còn vết nứt chạy dài cắt chéo ngọn núi.



Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Hoàng Anh  - ông Trần Đăng Ninh giải thích: “Núi đá sạt trượt do Công ty kích nổ mìn trước đó (quãng 17 giờ, ngày 29/11), khối lượng đá ban đầu sau kích nổ khoảng 20.000m3. Nhưng do vết nứt và kiến tạo phong hóa, nên lượng đất, đá sạt trượt sau vài giờ kích nổ vẫn diễn ra. Sở dĩ chiếc máy xúc bị chôn lấp vì đang bị hỏng từ trước đó; điều này không nằm ngoài dự tính của chúng tôi. Song vì an toàn cho công nhân nên chúng tôi không cho nhân công sửa máy nữa mà chấp nhận để đá vùi lấp chiếc máy xúc này”.

Sở Công Thương tỉnh Điện Biên, cho biết: Vị trí khai thác mỏ, nổ mìn của Công ty Hoàng Anh đúng với những gì đơn vị được cấp phép và quy trình khai thác khấu xuất. Giám đốc điều hành mỏ, chỉ huy nổ mìn có đầy đủ tư cách pháp lý cũng như trình độ đảm nhiệm điều hành, chỉ huy khai trường.



Một hiện tượng thường xuyên được bắt gặp tại nhiều mỏ đá đó là việc phá bỏ nguyên tắc cơ bản trong khai thác đá. Các mỏ đá này được khai thác theo quy trình ngược: Từ dưới lên. Kiểu khai thác hàm ếch này có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận, và rút ngắn thời gian nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm về tai nạn lao động. Khi khai thác từ phía dưới, mỏ đá bị mất chân, liên kết giữa các khối đá yếu, các tầng đá ở phía trên có thể dễ dàng đổ gãy, gây nguy hiểm đối với những người đang làm việc dưới chân núi. Theo quy trình kỹ thuật, để đảm bảo an toàn lao động, nhà sản xuất phải khai thác theo kiểu cắt tầng, phân lớp, làm từ trên đỉnh xuống đến chân núi. Mỗi tầng khai thác phải bạt rộng ra, bóc hết lớp đá này đến lớp đá khác.

Nhưng nếu làm theo quy trình nêu trên thì bảo đảm an toàn nhưng chi phí đầu tư cao, sản lượng không nhiều, tiến độ chậm… Trong khi chọn lối khai thác đá theo kiểu “ăn xổi”, tức là khoan lỗ, đặt mìn từ dưới chân núi, tạo ra các “hàm ếch”, các chủ mỏ lại không hề có biển báo cảnh báo khu vực nguy hiểm cũng như các điểm tránh trú ẩn an toàn cho công nhân khi nổ mìn, thì tai nạn xảy ra là điều dường như đã được báo trước...

Sau rất nhiều bài học về tai nạn do mỏ đá gây ra trên toàn quốc trong thời gian gầy đây, nhiều hồi chuông cảnh báo đã được gióng lên. Ngay sau sự cố này, phía Công ty Hoàng Anh đã, đang triển khai phương án theo quy trình khai thác cắt tầng, tạo tầng và khoan công suất; để bảo đảm quy trình an toàn trong khai thác mỏ.
Different Themes
Written by Lovely

Aenean quis feugiat elit. Quisque ultricies sollicitudin ante ut venenatis. Nulla dapibus placerat faucibus. Aenean quis leo non neque ultrices scelerisque. Nullam nec vulputate velit. Etiam fermentum turpis at magna tristique interdum.

0 nhận xét