Trong quá trình dệt nhuộm vải vóc , thuốc nhuộm vải thoát ra môi trường chiếm đến 50% so với tổng lượng thuốc nhuộm vì vải vóc chỉ sử dụng một phần mà thôi, vấn đề này gây nên nồng độ ô nhiễm cao trong nước thải kèm độ màu cực cao. Hiện có nhiều phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm đã được nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế như: phương pháp hóa lý (hấp phụ, keo tụ, lọc, trao đổi ion), phương pháp hóa học (oxy hóa bằng ozon, ClO-), xử lý nước thải dệt nhuộm bằng vi sinh (enzym, vi khuẩn, phân hủy hiếu khí, kỵ khí) hay phương pháp điện hóa (keo tụ điện hóa, khử điện hóa, oxy hóa điện hóa, quang điện hóa, oxy hóa trực tiếp).
Các tác giả Nguyễn Nhị Trự, Lê Quang Hân, Lê Khắc Duyên, Phạm Hồng Tuân, Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường đã dùng kỹ thuật vi điện phân khảo sát để xử lý dạng chất thải dệt nhuộm này. Đây là kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài cấp thành phố (đăng ký tại Sở KH&CN TP.HCM) năm 2013 - 2015.
Vi điện phân sắt - carbon (Fe/C microelectrolysis) dựa trên nguyên lý cặp vi pin Fe/C, là một trong những kỹ thuật xử lý nước thải mới, có thể chuyển hóa các chất hữu cơ, làm giảm độ màu và cải thiện hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm khi kết hợp sinh học. Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy, vật liệu sắt - carbon có thể áp dụng xử lý màu của nước thải thuốc nhuộm hoạt tính với hiệu quả cao và tăng đáng kể theo thời gian lưu. Hiệu quả xử lý màu của vật liệu vi điện phân sắt - carbon cao so với hấp phụ bằng than hoạt tính, có thể do vai trò hấp phụ và keo tụ của Fe(OH)3 và phản ứng oxy hóa gián tiếp nhờ gốc tự do và phân hủy điện hóa trên cặp vi pin Fe/C. Hiệu quả xử lý màu đạt trên 61% đối với thuốc nhuộm hoạt tính của nguồn nước thải thực tế. Vi điện phân có thể sử dụng như công đoạn tiền xử lý trong quy trình của hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm tạo thuận lợi cho quá trình sinh học tiếp theo.
Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét