Open top menu
moi truong tai nguyen 1 tai nguyen moi truong 2 tai nguyen moi truong Stay Connected
Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016
"Thắt lưng, buộc bụng" sử dụng hiệu quả nguồn nước

Mùa mưa kết thúc sớm, nắng nóng, hạn hán kéo dài, hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) thiếu hụt khoảng 300.000 m3 nước so với cùng kỳ năm ngoái vào mùa khô năm nay. Chính vì vậy, chính sách " thắt lưng, buộc bụng" được chủ động đưa ra nhằm tiết kiệm tối đa từng giọt nước tưới cho vụ Đông Xuân năm nay, hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh vẫn đủ để đảm bảo có nước tưới đầy đủ cho trên 46.000 ha cây trồng.



Phó Giám đốc, phụ trách Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác thủy lợi Tây Ninh (Công ty khai thác thủy lợi Tây Ninh) ông Trần Quang Tĩnh cho biết, hồ Dầu Tiếng có khả năng sẽ căng thẳng trong việc cung cấp nước vào mùa khô, do đó, ngay từ khi chưa dứt mưa, công ty đã chủ động đề nghị Ban Quản lý hồ Dầu Tiếng - Phước Hòa tiếp thêm nước của hồ nước Phước Hòa từ tỉnh Bình Phước sang hồ Dầu Tiếng. Triển khai nhanh chóng các giải pháp sử dụng nước tưới tiết kiệm ngay từ đầu vụ sản xuất Đông Xuân như: phối hợp với đơn vị quản lý đầu mối áp dụng chế độ xếp lịch cung cấp nước luân phiên trên kênh chính Đông, chính Tây; chỉ đạo xí nghiệp thủy lợi các huyện, thành phố đắp chặn toàn bộ tuyến kênh tiêu để giữ nước, tạo độ ẩm cho cây trồng, nhằm giảm số lần phục vụ tưới. Triển khai nạo vét, làm cỏ, vớt rong trên các tuyến kênh tưới để khơi thông dòng chảy, tiếp thêm nước cho hệ thống kênh nội đồng. Chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cây trồng, từ đất trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, sang trồng cây công nghiệp ngắn ngày sử dụng ít nước hơn.


Vụ sản xuất Đông Xuân 2015 - 2016 vừa qua, nông dân chuyển đổi gần 1.640 ha đất từ trồng lúa, nuôi trồng thủy sản sang trồng cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu như: mía, sắn, lạc, vừng... đạt 110% so kế hoạch chuyển đổi của tỉnh.


Theo tính toán ban đầu của Công ty khai thác thủy lợi Tây Ninh, trong vụ sản xuất này, toàn tỉnh tiết kiệm trên 133 triệu m3 nước, tương ứng trên 25% so với lượng nước sử dụng của vụ Đông Xuân trước, nhưng vẫn bảo đảm nguồn nước tưới cho trên 46.000 ha cây trồng các loại, tăng gần 300 ha so vụ Đông Xuân trước.
Read more
Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016
Rừng U Minh Hạ đối mặt với nguy cơ cháy cao


Tỉnh Cà Mau đã đóng cửa lâm phần 43.000 ha rừng U Minh Hạ, nghiêm cấm người dân vào rừng trước nguy cơ cháy cao trong thời điểm hiện tại.



Toàn lâm phần rừng tràm U Minh Hạ có hơn 43.000 ha nguy cơ cháy cao, trong đó có 20.300 ha được dự báo cháy cấp 3 và gần 23.000 ha dự báo cháy cấp 2. Đặc biệt, đã có 163 ha rừng chuyển từ báo cháy cấp 3 lên cấp 4 (cấp nguy hiểm); trên 5.000 ha rừng đã kiệt nước, nếu cháy sẽ không có nước để chữa.

Lâm phần thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ có diện tích rừng khô hạn nhiều nhất với hơn 13.500 ha dự báo cháy cấp 3 và gần 10.000 ha dự báo cháy cấp 2. Riêng phần diện tích rừng dự báo cháy cấp 4 thuộc lâm phần Trung tâm Thực nghiệm Lâm nghiệp Tây Nam Bộ (xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời).


Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau - ông Đỗ Văn Đồng, cho biết mức độ cảnh báo cháy rừng đang tăng lên từng ngày. “Nếu hạn hán kéo dài, một số điểm rừng sẽ thiếu nước phục vụ công tác phòng chống cháy rừng (PCCR). Nước dưới chân rừng đang rút rất nhanh, chỉ sau vài ngày, rừng ở mức báo cháy cấp 3 đã có thể lên cấp 4” - ông Đồng lo lắng.


Trước tình hình trên, UBND tỉnh Cà Mau liên tiếp ban hành các văn bản đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp tốt PCCR mùa khô năm 2016. Hiện tỉnh Cà Mau đã tạm đóng cửa toàn bộ lâm phần U Minh Hạ, nghiêm cấm các hoạt động khai thác, lấy mật ong, đốt đồng… và hạn chế khách tham quan trong tỉnh. Khách du lịch ngoài tỉnh vẫn được đón tiếp nhưng phải có sự hướng dẫn của nhân viên kiểm lâm. Việc đóng cửa rừng có thể kéo dài đến mùa mưa.


Ủy ban nhân đân tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, tăng cường trang thiết bị, phương tiện, sẵn sàng cho công tác PCCR.


Vườn Quốc gia U Minh Hạ cũng đã triển khai các tổ máy bơm, cắt cử lực lượng ứng trực tại những khu vực có nguy cơ cháy cao. Đồng thời, triển khai lực lượng xuống địa bàn trực 24/24 giờ, tiếp tục ban gạt toàn bộ các tuyến đường bộ, dọn các tuyến kênh lưu thông để đưa vào phục vụ công tác phòng cháy trong mùa khô. Ông Trần Trung Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, khẳng định đơn vị này đã tập trung mọi nguồn lực để PCCR, trong đó đến nay đã thành lập 18 tổ máy bơm với 89 thành viên; thành lập 6 tổ hậu cần với 16 thành viên, tổ chức nhân lực tham gia tập huấn công tác PCCR theo kịch bản mới và cứu hộ, cứu nạn.


Để giữ nước cứu rừng, lực lượng chức năng đã đắp 21 đập, khép kín toàn bộ hệ thống 12 cống thoát nước trên lâm phần U Minh Hạ. Hiện 17 máy bơm công suất lớn, 39 máy bơm công suất nhỏ, 49 xuồng máy cùng trang thiết bị PCCR đã được tập kết đến các chốt canh, chòi canh, sẵn sàng ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Read more
Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016
Dự án BVMT ở các làng nghề đến năm 2020


Hà Nội đã phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” trước tình trạng ô nhiễm ở mức báo động tại các làng nghề.

Dựa theo đề án, mỗi năm sẽ có lộ trình cho phù hợp với điều kiện thực tế cho Hà Nội thực hiện.



Thành phố sẽ điều tra, thống kê, kiểm kê, phân loại làng nghề trên địa bàn theo 8 loại hình sản xuất như chế biến lương thực thực phẩm; thủ công, mỹ nghệ; nhuộm, thuộc da; tái chế chất thải; gia công cơ kim khí; sản xuất vật liệu xây dựng; chăn nuôi giết mổ gia súc vào năm 2016.

Ngoài ra, điều tra, thống kê, phân loại các cơ sở trong làng nghề trên địa bàn các xã/huyện theo các nhóm A, nhóm B, nhóm C… 

Việc quản lý thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải nông thôn, chất thải phát sinh từ hoạt động của các cơ sở làng nghề; được thành phố quy định phải kiểm soát chặt chẽ việc phát sinh và xử lý chất thải nguy hại từ khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Cùng với đó, Hà Nội sẽ hỗ trợ kinh phí xử lý ô nhiễm môi trường cho các làng nghề; trong đó, hỗ trợ 100% kinh phí cho 20 làng nghề có mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng để xây dựng công trình trạm xử lý nước thải đầu mối của khu thu gom xử lý nước thải tập trung; khu tập kết chất thải rắn cho các doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, hộ gia đình đầu tư xây dựng mới công trình xử lý nước thải, chất thải tập trung tại các làng nghề có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng.

Thành phố ưu tiên phân bổ không thấp hơn 10% tổng kinh phí sự nghiệp môi trường cho công tác bảo vệ môi trường làng nghề, ưu tiên cho các địa phương có làng nghề truyền thống và làng nghề được công nhận.

Ngoài việc giao cho nhiều sở ngành, địa phương thực hiện công tác này, thành phố yêu cầu các xã, phường, thị trấn đóng vai trò quan trọng ở cơ sở, sát thực trong việc lập, trình phương án bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn, đồng thời xây dựng hương ước, quy ước và đẩy mạnh tuyên truyền cho đông đảo nhân dân thực hiện.
Read more
Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016
Nông thôn Đăk Lak được sử dụng nước hợp vệ sinh gần 90%

Gân 90% dân nông thôn ở Đăk Lak, nhất là các khu vực vùng sâu, vùng xa , vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới được sử dụng nước hợp vệ sinh để sinh hoạt góp phần ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cuộc sống theo UBND tỉnh Đăk Lak


100% dân cư nông thôn trên địa bàn được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng 60 lít/người/ngày theo tỉnh Đắk Lắk phấn đấu đến năm 2020.

Tỉnh tiến hành khảo sát, đánh giá lại trữ lượng, chất lượng nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước của người dân; đồng thời, rà soát lại toàn bộ quy hoạch từ trước đến nay để bổ sung, điều chỉnh kịp thời xây dựng các công trình cấp nước mới; trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình cấp nướccho những vùng có nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, vùng khó khăn về nguồn nước như biên giới, vùng sâu, vùng xa, những nơi địa bàn mà đồng bào thật sự có nhu cầu về nguồn nước sạch… Bên cạnh đó, tỉnh xây dựng và ban hành khung giá nước sạch cho các vùng nông thôn phù hợp với điều kiện kinh tế, phong tục, tập quán của đồng bào địa phương để đảm bảo các công trình đủ kinh phí hoạt động, duy tu, sửa chữa thường xuyên, chống xuống cấp công trình. Tỉnh cũng ưu đãi về giá điện, miễn giảm thu phí sử dụng nước thô; đồng thời, có chế tài xử phạt đối với những vi phạm trong hoạt động cấp nước nông thôn như xâm hại đến công trình, cấp nước không đảm bảo chất lượng, lưu lượng, huy động đóng góp sai mục đích…


Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk có 133 công trình cấp nước tập trung, trong đó có 19 công trình có công suất thiết kế từ 500 hộ dân trở lên, còn lại có quy mô nhỏ từ 30 đến dưới 500 hộ dân. Ngoài ra, tỉnh còn có 10 nghìn giếng đào, giếng khoan phục vụ nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho đồng bào.
Read more
Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016
Công ty thép Việt Pháp gây ô nhiễm khiến dân xơ xác

Công ty thép Việt Pháp gây ô nhiễm nhưng chưa được cơ quan chức năng giải quyết gây ảnh hưởng nặng nề khiến người dân khốn đốn.

Tiếng ồn không chịu nổi, thải khói đen dày đặc... là những gì mà Công ty Thép Việt Pháp gây ra gần 5 năm nay với người dân ở xã Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Người dân đã gửi đơn kiến nghị khắp nơi, thậm chí chặn xe chở vật liệu vào công ty để phản đối nhưng đến nay, vụ việc vẫn không được quan tâm xử lý.


Khốn khổ với bụi khói, tiếng ồn


Công ty Thép Việt Pháp được xây dựng từ năm 2009, thuộc Cụm Công nghiệp và Dịch vụ Thương Tín I, đóng ở xã Điện Nam Đông. Do công ty này nằm gần khu dân cư nên hằng ngày, hơn 120 hộ dân của thôn 7A và 7B, xã Điện Nam Đông phải hít khói đen mịt mù mà doanh nghiệp này thải ra khi sản xuất. Cùng với bụi khói là những tiếng động ầm ĩ từ việc nhập và phân loại, xử lý thép.

Công ty Thép Việt Pháp ngày đêm đầu độc người dân bằng tiếng ồn và khói đen


Không chịu nổi ô nhiễm, người dân đã nhiều lần kéo đến công ty phản đối. Đỉnh điểm là vào cuối tháng 9-2012, hàng trăm người dân đã bao vây nhà máy, lập rào chắn thay nhau chốt chặn, không cho xe tải nhập thép phế liệu vào công ty.



Sau đó, các cơ quan chức năng địa phương đã gặp gỡ người dân và cùng công ty giải quyết vụ việc. Công ty hứa sẽ giảm công suất hoạt động và trồng thêm cây xanh để hạn chế ô nhiễm. Thế nhưng, gần 2 năm nay, công ty không thực hiện lời hứa, khói bụi vẫn ồ ạt thải ra môi trường, nhuốm đen khu dân cư.



Bà Trần Thị A - 60 tuổi, sống ở thôn 7A hơn 50 năm qua - cho biết: “Gia đình tôi và người dân trong thôn luôn bị tra tấn từ tiếng ồn dồn dập đập vào tai bởi hoạt động nhập và xử lý thép nguyên liệu. Từ 19 giờ đến 7 giờ hôm sau, thậm chí đến 12 giờ, 5 lò nấu thép của công ty hoạt động hết công suất, thải khói đen kịt cùng mùi khét lẹt. Không khí lúc nào cũng đặc quánh, không ai ngủ nghê gì được”.



Cách nhà bà A không xa là nhà ông Nguyễn Hữu, 73 tuổi. “Chúng tôi đã viết đơn đến các cấp chính quyền rồi tổ chức chặn xe, bao vây công ty để yêu cầu chấn chỉnh nhưng đến nay vẫn không được quan tâm giải quyết” - ông Hữu bức xúc.



Theo nhiều người dân Điện Nam Đông, Công ty Thép Việt Pháp không cho người dân biết kế hoạch hoạt động cũng như công suất sản xuất. Nước thải của công ty không qua xử lý cũng được lén lút xả ra nghĩa trang của xã.



Không lẽ để dân tự xử?



Theo ông Ngô Anh Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Điện Nam Đông, hoạt động chế biến thép của Công ty Thép Việt Pháp gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân và đã diễn ra từ nhiều năm nay. UBND xã đã phối hợp với UBND huyện Điện Bàn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cùng Thanh tra tỉnh Quảng Nam đến làm việc với người dân và đại diện công ty.



“Công ty đã tỏ ra lắng nghe ý kiến người dân, xin được tiếp tục hoạt động để công nhân có việc làm nhưng đến nay, tình hình vẫn không cải thiện. Môi trường quanh doanh nghiệp này ngày càng thêm xơ xác, người dân phải hít khí độc và chịu đựng tiếng ồn đinh tai nhức óc hằng ngày” - ông Hà lo ngại.





Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Điện Bàn khẳng định nếu người dân phát hiện hoặc bắt quả tang Công ty Thép Việt Pháp xả nước thải và khói ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình thì có thể báo ngay cho cơ quan chức năng để có hướng xử lý kịp thời. Từ đó, cơ quan chức năng sẽ có cơ sở để yêu cầu công ty giải quyết hậu quả. Tuy nhiên, khi chúng tôi trao đổi lại với người dân điều này, tất cả đã đồng loạt phản ứng: “Chứng cứ đã rành rành, chính quyền không giải quyết thì không lẽ để dân tự xử?”.
Read more
Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016
Nguồn nước ngầm ở thôn Ninh Ích bị ô nhiễm

Hàm lượng ô nhiễm các chất hữu cơ trong nước vượt hàng chục nghìn lần mức tiêu chuẩn nên sở TN&MT Khánh Hòa khuyến cáo người dân thôn Ninh Ích, xã Ninh An , thị xã Ninh Hòa không nên sử dụng nguồn nước ngầm này cho mục đích sinh hoạt do bị ô nhiễm vi sinh.



Người dân thôn Ninh Ích được khuyên không nên sử dụng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm

Kết quả này được đưa ra sau khi Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa khảo sát, đo đạc và đánh giá thông qua 8 mẫu nước tại giếng đào, giếng khoan của các hộ dân và tại khuôn viên Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại của Công ty cổ phần môi trường Khánh Hòa. Qua tiến hành phân tích 20 chỉ tiêu, đối chiếu với Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 08:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm), cho thấy phần lớn các mẫu nước ngầm trong khu vực bị ô nhiễm vi sinh rất nặng (E.coli, Coliform), giá trị vượt so với quy chuẩn hàng chục nghìn lần, hàm lượng Clorua ở 50% mẫu vượt giới hạn từ 1,05 lần đến 7 lần. Riêng các thông số về hữu cơ như: COD, Sunfat, tổng chất rắn hòa tan trong mẫu nước tại giếng khoan nhà ông Nguyễn Hữu Đỏ (gần nghĩa trang Ninh An) vượt quy chuẩn, trong đó COD vượt 1,95 lần, sunfat vượt 1,76 lần; hàm lượng các Ion kim loại nặng, độ cứng của nước thu từ giếng khoan gia đình ông Đỏ cao đột biến, vượt giới hạn cho phép 7,6 lần.

Về nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa chảy tràn tập trung vào một số ao, mương dẫn nước trong mùa mưa, sau khi lấy mẫu tại 5 vị trí, phân tích các thông số và đối chiếu với quy chuẩn kỹ thuật, Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước mưa chảy tràn vượt quy chuẩn 17,5 lần đến 21 lần; sắt vượt quy chuẩn tại hầu hết các vị trí thu mẫu (4/5 vị trí), đặc biệt là nước mưa chảy tràn từ bãi chứa nguyên liệu của Công ty Sao Mai Anh vượt quy chuẩn đến 81,7 lần.
Chủ tịch UBND xã An Ninh ông Nguyễn Quốc Chí  cho biết: Thôn Ninh Ích có trên 610 hộ dân với hơn 2.700 nhân khẩu. Từ năm 2014, Công ty đô thị Ninh Hòa đã xây dựng và đưa vào khai thác hệ thống mở rộng cung cấp nước tập trung, tuy nhiên hiện có khoảng 90% số hộ được sử dụng, số còn lại nằm rải rác nên vẫn sử dụng nước ngầm tự khai thác để sử dụng trong sinh hoạt. Những gia đình sử dụng nước máy chỉ khai thác nước ngầm vào mục đích chăn nuôi và trồng trọt.

Xã An Ninh là địa phương tồn tại bãi rác thải Hòn Rọ, là nơi tập trung rác thải của cả thị xã Ninh Hòa hàng chục năm qua. Năm 2013 đã xảy ra sự cố quá tải, vỡ đê bao bãi rác làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nơi đây còn có một số nhà máy sản xuất chưa chú trọng đầu tư hệ thống xử lý chất thải như: Cơ sở sản xuất bao bì Thiên Trúc, Công ty Sao Mai Anh… nên không ít lần gây ô nhiễm khiến người dân phản ứng gay gắt. Đây cũng là nơi tồn tại nghĩa trang của xã Ninh An.

Mặc dù từ năm 2014, Công ty cổ phần đô thị Ninh Hòa cải tạo bãi rác Hòn Rọ với hệ thống xử lý rác thải theo công nghệ mới cũng như mở rộng hệ thống cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân, buộc các cơ sở sản xuất phải khắc phục sự cố môi trường. Tuy nhiên hậu quả từ sự tích lũy, tồn dư nguồn ô nhiễm nước ngầm vẫn hiện hữu. Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa kết luận: Chất lượng nước ngầm ở thôn Ninh Ích, xã Ninh An có sự tích tụ lâu dài các chất hữu cơ do hoạt động trồng trọt, chăn nuôi trong khu vực, nước rỉ từ bãi rác Hòn Rọ, bãi nguyên liệu của Công ty Sao Mai Anh, nước rỉ của các huyệt mộ trong nghĩa địa... từ nhiều năm trước đây. Điều đó tiếp tục là bất an cho người dân thôn Ninh Ích khi vẫn phải sống trong môi trường nguồn nước ngầm bị ô nhiễm luôn ở mức “báo động đỏ”.
Read more
Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016
5 -14 tấn rác mỗi ngày được thải xuống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

Với lượng rác khủng khiếp như thế dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè này đang trở thành một trong những dòng kênh chứa rác khủng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.



Công nhân đang vớt rác "mệt nghỉ" trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè


Sở TNMT thành phố vừa kiến nghị UBND TP cho phép Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị TP tăng tần suất vớt rác trên tuyến kênh này từ 2 ngày/lần lên 1 ngày/lần trước số lượng rác phát sinh quá nhiều và nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường cho dòng kênh này.

Theo Sở TNMT hiện có 20 ghe (xuồng) công suất từ 0,6 - 14CV tiến hành vớt rác trên chiều dài kênh gần 8km với tần suất 2 ngày/lần.

Mặc dù vậy nhưng quá trình kiểm tra gần đây cho thấy rác vẫn xuất hiện thành từng cụm lớn giữa lòng kênh và ven kênh, cửa xả, dưới chân cầu…

Cũng theo đánh giá của Sở Tài nguyên môi trường, lượng rác phát sinh trên do nhiều hộ dân kinh doanh, đặc biệt các quán ăn, quán nhậu dọc theo tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa, rạch Bùi Hữu Nghĩa trực tiếp thải xuống kênh…
QUANG KHẢI
Read more